Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Chuồng bò nằm cạnh trường học

Khu nuôi bò nằm kề trường học nhưng lại không được vệ sinh sạch sẽ. Phân bò được ủ sau trường, mùi hôi bốc lên nồng nặc. Giáo viên trong trường và người dân địa phương đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền cấp ấp, xã nhưng tình trạng này vẫn tồn tại hơn tám năm nay. Theo nhiều phụ huynh tại ấp 3, xã Xuân Thới Thượng (huyện Hóc Môn, TP.HCM), khu nuôi bò của hộ ông Hai Phúc đã làm cho người dân ở cạnh khổ sở. Điều đặc biệt là nó lại nằm cạnh Trường Tiểu học xã Xuân Thới Thượng (phân hiệu ấp 3) khiến các em học sinh không thể chú tâm học hành. Một số giáo viên trường cho biết mùi hôi thối bốc lên nặng nhất là vào mùa nắng nóng. Nhiều bữa cô và trò đang học mà em không thể nào chịu nổi. Trò nhỏ phải bịt mũi, em nào cũng thưa cô thối quá, chẳng nào chịu tập trung học. Lớp học tan giữa chừng. Khu nuôi bò của hộ ông Hai Phúc đã làm cho người dân, các em học sinh trường tiểu học bên cạnh khổ sở vì mùi hôi. (Ảnh: YH)   Bà Sáu - nhân viên bảo vệ có thâm niên hơn chục năm ở trường than

Teen Gia Định ăn bột mì, đốt lửa trại vui 'nổ trời'

2 ngày cuối tuần qua, teen THPT Gia Định TP HCM sống trong bầu không khí cuồng nhiệt, ấm áp tình thầy trò, bạn bè với Hội trại truyền thống 2013 . Đây là lần thứ 16 hội trại được tổ chức với sự tham gia của nhân vật chính là teens thuộc khối 12 của trường. Hội trại còn thu hút đông đảo thần dân là học sinh, cựu học sinh trường tham gia đầy hứng khởi. Gây thích thú phải kể đến các trò chơi vận động giữa các lớp. Rất nhiều trò chơi "độc" không đụng hàng được BTC sắp xếp để "hành hạ" các thành viên của mỗi đội. Trò chơi tìm đồ vật trong chậu nhựa chứa đầy bột mì khiến không ít bạn thích thú. Bạn nam này lăn xả hết mình vì đồng đội khi úp nguyên mặt vào chậu bột. Những trò chơi như dẫn nước đòi hỏi các bạn ấy phải hợp sức, khéo léo điều khiển chiếc ống hút nhỏ nhắn. Rất nhiều tiếng reo hò từ các teen vang lên để cổ vũ tinh thần cho thành viên lớp mình. Các bạn ấy gần như ph

Những bài văn ‘đồng phục’

Mẹ tôi vẫn thường nói đùa rằng trẻ con đi học tiểu học bây giờ không khác gì sống trong môi trường quân đội. Tất cả những gì liên quan đến các bé đều có quy định và mẫu số chung từ quần áo, tập vở, bao bìa tập, dụng cụ học tập…  Tôi nghĩ điều đó cũng tốt bởi trẻ con cần phải có khuôn phép nhất định thì mới thành người. Nhưng cách đây một tuần, tôi mới vỡ lẽ, thì ra bốn chữ "môi trường quân đội" của mẹ tôi có ý thể hiện sự bức xúc.  Những bài văn "đồng phục" sẽ "giết chết" tâm hồn trẻ thơ Bé Lộc, con anh trai tôi, đang học lớp 4 tại một trường tiểu học tỉnh nhà. Tối hôm đó, đi ngang phòng Lộc, tôi nghe cháu đọc: "Gương mặt mẹ hình trái xoan phẩy có những nét thanh tú chấm sóng mũi mẹ dọc dừa càng làm mẹ đẹp hơn chấm miệng mẹ không rộng lắm phẩy viền đôi làn môi đỏ thắm phẩy khi mẹ cười hiện ra hàm răng trắng tinh như những hạt minh châu chấm…".  Tôi thắc mắc xen lẫn ngạc nhiên. Thằng bé hôm nay tả mẹ hay vậy sao? Mà sao

Trao học bổng Nguyễn Thái Bình – Báo Thanh Niên cho sinh viên TP.HCM

Ngày 28.12, tại Đại học Kinh tế – Luật TP.HCM, Báo Thanh Niên và Công ty Coca Cola VN đã trao tặng 20 suất học bổng Nguyễn Thái Bình cho các sinh viên (SV) có thành tích học tập khá giỏi, hoàn cảnh gia đình khó khăn. Mỗi suất học bổng trị giá 5 triệu đồng, thuộc chương trình hướng nghiệp “Hành trang mở lối thành công” nhằm chia sẻ những kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm cho các SV. Các sinh viên khi nhận học bổng – Ảnh: Hải Nam Lê Hữu Hóa Lộc, SV năm 3 Khoa Luật thương mại quốc tế, có cha bị bệnh nặng, mẹ tuổi đã cao nhưng vẫn cố gắng bán báo ở vỉa hè để có tiền nuôi con ăn học. Lộc nói: “Vậy là những cố gắng học tập của em đã được ghi nhận”. Còn Phùng Thị Kim Ngân, SV năm 3 Khoa Luật thương mại quốc tế, có mẹ cũng đã lớn tuổi bị bệnh hiểm nghèo, cả gia đình 6 người sinh sống nhờ vào công việc đánh bắt cá tại Ninh Thuận, cuộc sống rất bấp bênh. Ngân cho biết phần học bổng này sẽ được em để dành đóng học phí học kỳ 2 năm nay. Từ tháng 9.2013 đến nay, Coca Cola VN

Giáo dục Việt Nam 2013: Những chuyện thật… như đùa

Phần mềm 'đường lưỡi bò' tồn tại hơn 5 năm trong các trường học; hàng loạt sách trẻ em 'cắm' cờ Trung Quốc; trẻ mầm non liên tiếp bị bạo hành; học sinh bị gạ tình đổi điểm; nhà vệ sinh hơn nửa tỉ đồng…, là những câu chuyện giáo dục khiến dư luận rất bức xúc trong năm qua. Phần mềm cho học sinh THCS chứa “đường lưỡi bò” Cuối tháng 12.2013, qua phản ánh của giáo viên, Báo Thanh Niên đã đăng tải tình trạng các máy tính ở trường THCS trên cả nước cài một phần mềm chứa hình “đường lưỡi bò” từ năm 2007. Đây là phần mềm mang tên Earth Explorer, được dùng trong sách giáo khoa môn tin học quyển 2, lớp 7, để thực hành cho bài học “Học địa lý với phần mềm Earth Explorer”. Phầm mềm này là sản phẩm của một công ty tại Thượng Hải, Trung Quốc. Sau bài báo của Thanh Niên, Sở GD-ĐT TP.HCM ra văn bản chỉ đạo các phòng giáo dục, các trường THCS loại bỏ nội dung bài học có chứa “đường lưỡi bò” trong chương trình lớp 7. Sau đó, Bộ GD-ĐT cũng có công văn yêu cầu các

Kỷ lục mới của máy bay chở khách dân dụng

  Nhóm các nhà khoa học đầy kinh nghiệm từ các hãng Gulfstream, Eclipse, Airbus đã hợp tác khoảng 3 năm để chế tạo dòng máy bay siêu âm Spike S-512 có thiết kế nội thất rất sang trọng và sức chứa tối đa 18 hành khách. Với S-512, người ta dịch chuyển từ New York đến London chỉ trong 3 - 4 giờ, so với máy bay thông thường tốn đến 6 - 7 giờ. Đối với các doanh nhân coi thời gian là tiền bạc thì chuyến bay từ Los Angeles đến Tokyo được rút ngắn đến 8 giờ. Theo tạp chí Gizmag thì nguyên mẫu của máy bay siêu thanh S-512 có tầm dịch chuyển tối đa là 7.400 km, thiết kế hiện tại dài 40 m, sải cánh 18 m, cabin rộng 12 m và chiều cao 2 m. S-512 vẫn đang được phát triển để có kích cỡ lớn hơn. Nhóm nghiên cứu máy bay siêu thanh S-512 cho biết sau khi được sự chấp nhận của FAA, máy bay thế hệ mới hơn nữa sẽ được đưa vào kinh doanh cuối năm 2018. Song Mai

Methane hydrate và sự cố trên nền biển

      Cơ cấu lý thuyết của methane hydrate và hình chụp bằng kính hiển vi điện tử Việt Nam sở hữu bờ biển dài hàng nghìn km kéo dài từ biển Đông qua vịnh Thái Lan, kiểu mẫu bờ biển tiếp nhận một lượng lớn phù sa từ đất liền dồi dào vật liệu hữu cơ. Theo thời gian vật liệu hữu cơ chuyển dần sang các dạng khí mà tiêu biểu nhất là các khí methane. Sâu dưới nền biển nơi nhiệt độ giảm dần đến một giới hạn nào đó, các phân tử khí methane thay đổi trạng thái vật lý và chuyển thành một cơ cấu khác -methane hydrate hay gas hydrate. Thông thường methane hydrate được tạo thành ở độ sâu không quá hơn 1.200 m tính từ mực nước biển, với cơ cấu gồm một phân tử methane (CH4) bao bọc xung quanh bởi các phân tử nước. Vượt quá một độ sâu nào đó, địa nhiệt của vỏ đất dần lớn hơn nhiệt độ thấp cần thiết để tạo thành methane hydrate, chúng sẽ dần chuyển lại thể khí cơ bản của methane. Tổng quát, chen bên trong các vật liệu trầm tích một lớp dày có