Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2013

Bói tình yêu tuần từ 30/12 đến 05/01

Yên tâm tiến về phía trước nhé, bạn xứng đáng nhận được điều tốt đẹp để hàn gắn trái tim bị tổn thương. Những bí mật về chuyện tình duyên, người bạn đời và những biến cố trong tình cảm của bạn sẽ được bật mí qua những chòm sao, những cung số. Một sự chiêm nghiệm thú vị cho bạn đọc và suy ngẫm. Bói tình yêudành cho những người tin vào điều kì diệu của số phận. Theo VNE

[Chế biến] – Mứt đậu trắng

Mứt đậu trắng vừa thơm vừa ngọt nhâm nhi với những ly trà nóng ngày Tết thật vui! Nguyên liệu: - Đậu trắng - Đường - Vani Thực hiện: Bước 1:  Đậu trắng chọn hạt to, mẩy, căng đều. Cho nước ngập mặt đậu, ngâm trong khoảng trên 10 tiếng (hoặc qua đêm). Khi thấy hạt đậu nở căng hết cỡ là được. Bước 2:  Cho đậu vào hấp chín mềm (hấp trong khoảng 1 tiếng). Hoặc có thể cho đậu vào nồi, đổ nước ngập mặt đậu rồi cho lên bếp ninh ở mức lửa nhỏ cho đến khi nào đậu chín mềm nhưng không bị nứt vỏ là được. Bước 3:  Cân đậu và đường theo tỉ lệ 1kg đậu đi với khoảng 500g đường. Cho đường vào chảo rộng, thêm vào chảo khoảng 2 bát con nước. Đun sôi đường, dùng đũa quấy đều cho đường tan hết. Bước 4:  Khi đường đã tan hết thì chút đậu vào. Vặn bếp về mức lửa nhỏ, đun liu riu. Thi thoảng đảo đều để đậu ngấm đường. Bước 5:  Khi đường trong chảo đã cạn, lúc đảo đậu thấy nặng tay, quanh thành chảo có hiện tượng đường bắt đầu kết tinh thì dùng đũa đả

Sửa đổi chính sách ưu tiên là tất yếu

PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, nói: “Tình hình kinh tế xã hội thay đổi từng ngày, nên việc cập nhật lại các đối tượng và vùng miền được hưởng ưu tiên tuyển sinh là việc làm tất yếu nhằm đảm bảo công bằng xã hội”. Đồng quan điểm, thạc sĩ Hứa Minh Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính - Marketing, thẳng thắn: “Việc điều chỉnh theo hướng giới hạn khu vực và đối tượng ưu tiên tuyển sinh là hoàn toàn hợp lý. Đúng như tinh thần loạt bài  Ưu tiên tuyển sinh thế nào để công bằng?  mà Báo Thanh Niên đã đăng tải tháng 7 vừa qua, ưu tiên phải dành cho tối thiểu không thể đại trà như hiện nay. Tuy nhiên, thạc sĩ Tuấn cho rằng, việc Bộ cần làm là phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Dân tộc để xác định đúng vùng miền nào thực sự khó khăn cần được hưởng chính sách ưu tiên. Thạc sĩ Võ Văn Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Văn Lang cũng đánh giá sự thay đổi chính sách ưu tiên là đúng đắn và mang đến sự công bằng hơn rất nhiều. Chẳng hạn, kỳ tuyển sinh năm 2013, đối tượng 04

Tuyển sinh riêng: Không ai dám mạo hiểm

  Thí sinh dự thi vào Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM nhiều năm nay vẫn thi theo 3 chung bên cạnh môn năng khiếu thi riêng - Ảnh: Đào Ngọc Thạch Thời gian chuẩn bị ngắn ngủi PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, cho rằng việc cho phép các trường tuyển sinh riêng là động thái tích cực của Bộ nhằm thực hiện tinh thần của luật Giáo dục ĐH đã có hiệu lực từ đầu năm 2013. Tuy nhiên về mặt kỹ thuật thực hiện, khi Bộ không cho phép các trường liên thông  giữa các đề án khiến các trường gặp khó khăn nếu tổ chức thi riêng, nhất là trong khoảng thời gian chuẩn bị ngắn ngủi từ nay đến trước mùa tuyển sinh 2014. Nhìn nhận từ hội nghị tổng kết năm học và bàn kế hoạch tuyển sinh năm 2014 do Bộ tổ chức ngày 28.12, PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa ý kiến: “Cho đến cuối hội nghị, không có bất kỳ trường nào mạnh dạn khẳng định sẽ tuyển sinh riêng và tách biệt với kỳ thi 3 chung. Nếu có cũng chỉ là ý kiến sẽ tuyển sinh riêng sau khi đã trải qua kỳ thi 3 chung này.

Trao học bổng Nguyễn Thái Bình - Báo Thanh Niên cho sinh viên TP.HCM

Các sinh viên khi nhận học bổng - Ảnh: Hải Nam Lê Hữu Hóa Lộc, SV năm 3 Khoa Luật thương mại quốc tế, có cha bị bệnh nặng, mẹ tuổi đã cao nhưng vẫn cố gắng bán báo ở vỉa hè để có tiền nuôi con ăn học. Lộc nói: “Vậy là những cố gắng học tập của em đã được ghi nhận”. Còn Phùng Thị Kim Ngân, SV năm 3 Khoa Luật thương mại quốc tế, có mẹ cũng đã lớn tuổi bị bệnh hiểm nghèo, cả gia đình 6 người sinh sống nhờ vào công việc đánh bắt cá tại Ninh Thuận, cuộc sống rất bấp bênh. Ngân cho biết phần học bổng này sẽ được em để dành đóng học phí học kỳ 2 năm nay. Từ tháng 9.2013 đến nay, Coca Cola VN đã phối hợp cùng Báo Thanh Niên trao tặng 60 suất học bổng với tổng trị giá 300 triệu đồng cho 60 SV. Trong đó, 20 SV năm cuối Đại học Hoa Sen TP.HCM và 20 SV Đại học Ngoại thương (cơ sở 2, TP.HCM) đã nhận 40 suất. Hải Nam - Quỳnh Như    

Cuộc chiến huyền thoại trên đồi Cocho

Để giành thắng lợi, triệt phá được cứ điểm này hàng trăm người dân bản địa, bộ đội địa phương đã ngã xuống hy sinh. Mường Khoòng trở thành huyền thoại của vùng núi xứ Thanh. Chuyện kể của những chứng tích Ông Vi Công Mậu năm nay đã 76 tuổi nhưng vẫn còn rất khỏe và minh mẫn. Để tái hiện lại cuộc chiến đấu kiên cường của quân và dân Mường Khoòng ông đã không quản ngại đường xá xa xôi hiểm trở đưa chúng đưa tôi lên ngọn đồi năm xưa quân Pháp đã cho quân nhảy dù xuống để lập cứ điểm. Theo tiếng của người Thái nơi đây quả đồi này có tên là Cocho, thuộc thôn Lọng của xã Cổ Lũng. Khi quân Pháp đưa quân sang muốn xây dựng nơi đây là cứ điểm để chiến đấu với quân ta. Ông Mậu xuýt xoa tiếc rằng những chứng tích nơi đây không còn nữa. Trên đỉnh đồi giờ chỉ còn là bãi đất trống, lưa thưa vài cây tre và cây bạch đàn. Xưa kia, khi cuộc sống của dân bản trở lại bình yên ông Mậu vẫn thường lên đồi để ngắm nhìn những khẩu pháo, những đường hầm, chiến lũy mà quân Pháp đã xây dựng. “Ngày đó quân Pháp

Năm 2013: Gần 100 trường chỉ tuyển được dưới 50%

Một thống kê khá thú vị của Bộ GD-ĐT về tuyển sinh năm 2013, với mức điểm sàn ĐH đưa ra toàn quốc có 562.449 thí sinh có kết quả thi đạt từ điểm sàn ĐH trở lên. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh hệ ĐH là 348.859. Như vậy, tỷ lệ giữa số thí sinh đạt từ điểm sàn ĐH trở lên so với chỉ tiêu là 161,23%. Với nguồn tuyển dồi dào như vậy nên khối các trường công lập được hưởng lợi tối đa khi tỷ lệ tuyển so với chỉ tiêu chung của các trường đạt 98,26 % (tăng hơn 7% so với năm 2012). Ngược lại trường ngoài công lập lại tụt giảm gần 1% (đạt 72,51%). Số liệu cũng cho thấy thí sinh ngày càng “tham vọng” trong việc chen chân vào học hệ ĐH và “thờ ơ” với bậc CĐ. Điều này thể hiện việc tỷ lệ nhập học so với chỉ tiêu có độ chênh nhau rất lớn. Trường CĐ công lập chỉ tuyển được khoảng 65% còn ngoài công lập chỉ còn khoảng 37%, so với năm 2012 đều giảm trên 14%. Việc các trường CĐ gặp khó khăn trong tuyển sinh cũng là điều dễ hiểu bởi năm 2013 Bộ GD-ĐT đã siết chặt quy định đào tạo liên thông, đưa ra những

Những bài văn 'đồng phục'

Mẹ tôi vẫn thường nói đùa rằng trẻ con đi học tiểu học bây giờ không khác gì sống trong môi trường quân đội. Tất cả những gì liên quan đến các bé đều có quy định và mẫu số chung từ quần áo, tập vở, bao bìa tập, dụng cụ học tập... Tôi nghĩ điều đó cũng tốt bởi trẻ con cần phải có khuôn phép nhất định thì mới thành người. Nhưng cách đây một tuần, tôi mới vỡ lẽ, thì ra bốn chữ "môi trường quân đội" của mẹ tôi có ý thể hiện sự bức xúc. Những bài văn "đồng phục" sẽ "giết chết" tâm hồn trẻ thơ Bé Lộc, con anh trai tôi, đang học lớp 4 tại một trường tiểu học tỉnh nhà. Tối hôm đó, đi ngang phòng Lộc, tôi nghe cháu đọc: "Gương mặt mẹ hình trái xoan phẩy có những nét thanh tú chấm sóng mũi mẹ dọc dừa càng làm mẹ đẹp hơn chấm miệng mẹ không rộng lắm phẩy viền đôi làn môi đỏ thắm phẩy khi mẹ cười hiện ra hàm răng trắng tinh như những hạt minh châu chấm...". Tôi thắc mắc xen lẫn ngạc nhiên. Thằng bé hôm nay tả mẹ hay vậy sao? Mà sao

Tuyển sinh 2014: Thay đổi nhiều chính sách ưu tiên

Hàng loạt chính sách ưu tiên dành cho các đối tượng thí sinh sẽ được Bộ GD-ĐT thực hiện trong mùa tuyển sinh 2014. Chính sách ưu tiên sẽ bao gồm 7 nhóm ưu tiên. Theo đó, nhóm ưu tiên số một gồm các đối tượng công dân Việt Nam có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Thêm nhiều đối tượng ưu tiên sẽ được bổ sung trong mùa tuyển sinh 2014 Quân nhân, công an nhân dân đã xuất ngũ, được công nhận hoàn thành nghĩa vụ phụ vụ tại ngũ theo luật định được thêm vào nhóm đối tượng ưu tiên số ba. Đối tượng thêm con liệt sĩ; con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh mất sức lao động 81% trở lên; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hóa học. Đố

Đầu tháng 1/2014 chính thức có phương án tuyển sinh

Những thông tin trong dự thảo tuyển sinh ĐH, CĐ 2014 gần như không thay đổi. Đầu tháng 1/2014, Bộ sẽ chính thức công bố quy định tuyển sinh ĐH, CĐ 2014. Thời gian tuyển sinh riêng cần phải lấy thêm ý kiến của các trường, xã hội. Bộ sẽ có hướng dẫn trong lịch tuyển sinh được công bố sắp tới", Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Bùi Văn Ga (ảnh) đã trao đổi với phóng viên báo Tin Tức bên lề Hội nghị tuyển sinh ĐH, CĐ 2014. * Thưa Thứ trưởng, trong ý kiến của các trường ĐH, có ý kiến nào bày tỏ những băn khoăn mà Bộ sẽ cần phải xem xét, nghiên cứu không? Sau khi công bố dự thảo quy chế tuyển sinh 2014, Bộ GD - ĐT đã tập hợp ý kiến của các trường. Có nhiều vấn đề xã hội quan tâm như: Chủ trương của Bộ về tự chủ tuyển sinh, tuyển sinh riêng có gây sốc cho học sinh không? Tuyển sinh riêng giúp các trường khó tuyển thì tuyển đủ chỉ tiêu, quản lý dạy thêm học thêm ra sao, đảm bảo chất lượng của kỳ thi? Tất cả những vấn đề này đều được Bộ giải thích rõ ràng trong thời gian qu

Có nên học thạc sĩ khi tốt nghiệp ĐH?

Là một học sinh giỏi, khi vạch ra kế hoạch du học Úc, Trần Thanh Điền (ngụ tại TP HCM) băn khoăn liệu có nên theo xu hướng hiện nay là học thẳng lên thạc sĩ ngay sau khi tốt nghiệp ĐH? Đây cũng là băn khoăn của nhiều học sinh khi tính toán kế hoạch du học. Tuy có một số tiện lợi nhất định trong quá trình học cũng như có nhiều cơ hội việc làm nhưng du học sinh cũng cần cân nhắc những khó khăn đi kèm và mục đích của việc đeo đuổi học lên thạc sĩ. Du học sinh học sau ĐH nhiều Trong khi sinh viên bản xứ chủ yếu học xong cử nhân là đi làm thì sinh viên quốc tế lại có xu hướng học tiếp lên thạc sĩ. Ông Andrew Griffiths, Trưởng Khoa Kinh doanh tại ĐH Queensland (Úc), cho biết: Đa phần sinh viên ĐH là người bản xứ trong khi sinh viên quốc tế lại chiếm số đông trong các chương trình sau ĐH. Sinh viên bản xứ thường chọn học bằng cấp thứ nhất tại một trường nơi họ sống, trong khi sinh viên ở các bậc học cao hơn có xu hướng tìm những trường danh tiếng. Cân nhắc kỹ mục đích

Cô bé với ước mơ trở thành giảng viên EQuest.

Khi viết bài báo này, tôi ước có nhiều người được trực tiếp nghe em nói hay chia sẻ bởi ngoài tình cảm thực em dành cho EQuest, em còn có khả năng truyền cảm hứng học tập hay nghị lực vươn lên trong cuộc sống cho nhiều người. Em là ai? Em là cô rồng Lê Quỳnh Anh sinh năm 1988 nhưng lại có vẻ bề ngoài mang phong cách tomboy với mái tóc ngắn ngủn. Nữ tuổi rồng thật tháo vát, năng động, tự chủ trong cuộc sống nhưng cũng đầy lo toan, truân chuyên, lận đận… em đúng như cái số tuổi rồng của em vậy. Quỳnh Anh giản dị và tomboy ngoài đời Tốt nghiệp năm lớp 12, thiếu nửa điểm mới vào được Trường sư phạm. Qua bạn bè và có lẽ cũng là duyên số may mắn em gặp được cô giáo dạy khiêu vũ - Người đã có ảnh hưởng lớn tới phương châm sống và sự nghiệp của em sau này và cũng có thể nói đó là bước ngoặt quan trọng của cuộc đời em. Đến giờ, khi kể về cô, em vẫn trân trọng gọi bằng hai tiếng “sư phụ”. “Sư phụ dạy em, dù làm lĩnh vực gì, ngành gì cũng phải xuất phát từ cái tâm của mình. Mình có yêu quý, đam m

Giảng dạy đa ngoại ngữ trong trường học: Độc tôn tiếng Anh

Mới đây, tại hội thảo “Giảng dạy nhiều ngoại ngữ trong nhà trường: Lợi ích và thách thức” do Bộ GD&ĐT, Đề án ngoại ngữ quốc gia (NNQG) 2020 phối hợp tổ chức tại Đà Nẵng, vấn đề này thêm lần nữa được “cày xới”, trước nhiều khó khăn, thách thức.   Thiếu đội ngũ giáo viên ngoại ngữ đạt chuẩn đang là thách thức không nhỏ của chủ trương dạy đa ngoại ngữ trong trường học. Trong ảnh : Lớp tiếng Anh bậc tiểu học tại trường ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng). (Ảnh: Nguyễn Huy)   Tiếng Anh “độc tôn”   Theo quy định Bộ GD&ĐT, 5 ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nhật, Nga, Trung Quốc) được giảng dạy chính trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tùy điều kiện từng địa phương, 1 trong 5 ngoại ngữ này sẽ được lựa chọn làm môn học bắt buộc trong nhà trường.   TS. Vũ Thị Tú Anh, Phó vụ Giáo dục Trung học, Phó ban thường trực Ban quản lý Đề án NNQG 2020, cho hay: Tiếng Anh vẫn là lựa chọn độc tôn, chiếm đến 98% tổng số học sinh học ngoại ngữ, còn lại là ngoại ngữ khác.   Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Phó vụ trưởng Vụ

2013 - năm phát triển mạnh mẽ của trò chơi giáo dục

Giữa tháng 12/2013, Bộ GD&ĐT, TW. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội TW phối hợp với Công ty Cổ phần trò chơi Giáo dục trực tuyến - Egame đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Ý tưởng sáng tạo về trò chơi giáo dục trực tuyến”. Có thể nói, đây là hoạt động tiêu biểu, điển hình và ý nghĩa nhất của Egame dành cho các em học sinh trên cả nước thể hiện khả năng sáng tạo, đam mê, khát vọng của mình thông qua các ý tưởng, tác phẩm… đồng thời mở ra một hướng phát triển mới cho ngành giáo dục cũng như các đơn vị tâm huyết, sáng tạo trong lĩnh vực trò chơi GDTT. Những ý tưởng của các em không xa nữa sẽ được hiện thực hóa và đi vào đời sống học đường bởi đó là những ước muốn thiết thực nhất do chính các em sáng tạo, xây dựng. Nguyên Tổng Bí thư BCH TW Đảng Cộng Sản Việt Nam - đồng chí Lê Khả Phiêu trao giải đặc biệt đến em Nguyễn Minh Nhựt, học sinh lớp 4 tỉnh Bến Tre. Đại diện Ban Tổ chức cho biết cuộc thi đã nhận được sự ủng hộ tích cực của các thầy cô giáo, các bậc ph

“Phát triển E-Learning: Nhà trường bắt tay với doanh nghiệp là cơ hội cho cả hai”

Theo PGS-TS Nguyễn Lân Trung, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại Ngữ (ĐHQG Hà Nội), việc hợp tác này mang lại lợi ích cho cả hai bên trong việc phát triển e-learning. Tại nhiều nước phát triển như Mỹ, Pháp, Anh, Singapore,... đào tạo trực tuyến đang được áp dụng khá thành công trong các trường học. Hiện mô hình đào tạo này tại các trường đại học ở Việt Nam đang diễn ra như thế nào, thưa Phó giáo sư? Cùng với sự phát triển của Internet, giáo dục trực tuyến (e-learning) đang dần thể hiện sức mạnh của mình bởi giá trị mà nó mang lại cũng như nhu cầu tất yếu của cộng đồng học tập. Phần lớn các truờng đại học nổi tiếng tại các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Ấn Độ, Singapore... đều sử dụng phương pháp đào tạo này. Có thể kể đến những cái tên như Open University (Đại học mở) của Vương quốc Anh (đơn vị tiên phong cho mô hình đào tạo từ xa), ĐH Stanford với mô hình học trực tuyến Coursera ngay từ giai đoạn đầu đã thu hút sinh viên từ 190 quốc gia… Tại Việt Nam, vài năm trở lại đây, mô

Trường học 5 tỷ đồng sau 3 năm vẫn để không?

Theo ghi nhận của PV Dân trí , công trình Trường THPT Hưng Hội được xây dựng tại ấp Nước Mặn, xã Hưng Hội (huyện Vĩnh Lợi), cách trung tâm TP Bạc Liêu khoảng 5km. Đây là một công trình gồm 1 tầng trệt và 2 tầng lầu với khoảng 18 phòng học khá hoành tráng nằm cạnh con đường nhựa của xã. Tuy nhiên, công trình này đã hoàn thành từ cách đây hơn 3 năm nhưng vẫn chưa được sử dụng và bị bỏ từ đó cho đến nay. Công trình Trường THPT Hưng Hội trông rất hoành tráng. Qua quan sát của PV Dân trí , trên diện tích khoảng 1 hecta, ngoài một khối nhà đứng sừng sững thì còn lại chỉ là bãi đất cỏ hoang mọc um tùm. Ngay phía trước và sau trường học, cỏ mọc cao lút đầu người trông hết sức hoang vu. Hành lang "bề thế" trên tầng 1... ...nhưng trước sân là bãi đất hoang, cỏ mọc um tùm. Trong khi đó, hầu hết các phòng học đều đã được xây hoàn chỉnh, bên trong phòng đã có gắn đèn, quạt nhưng mặt bằng thì trống trơn; hệ thống nước, phòng cháy chữa cháy bên ngoài cũng đã xong. Tuy nhiên, c