Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn tam-su

Gửi trọn niềm tin vào lực lượng Công an nhân dân

ANTĐ - Tôi là Nguyến Thị Bích, ở P101 khu tập thể Tòa án ngõ 260 Đội Cấn. 18h20 ngày 22-11-2013, có một nam thanh niên ôm theo 1 cháu nhỏ tay cầm dao phay xông vào nhà tôi, đóng cửa cố thủ trong nhà, đồng thời miệng luôn đe dọa giết cháu bé và tự sát. Thanh niên này đập phá náo loạn trong nhà tôi làm gia đình tôi và hàng xóm rất hoang mang lo sợ. Ngay sau khi nhận được tin báo, công an đã có mặt kịp thời và được sự chỉ đạo trực tiếp của ông Giám đốc Công an thành phố, các cán bộ công an đã thuyết phục, vận động áp sát để bắt giữ đối tượng và giải thoát an toàn cho cháu bé, đồng thời bảo đảm an toàn cho gia đình tôi, cũng như trật tự của khu phố. Việc làm của ông Giám đốc và cán bộ chiến sĩ đã kịp thời ổn định trật tự cho khu phố, tạo lòng tin cho nhân dân đối với lực lượng công an. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến ông Giám đốc Công an thành phố và xin cảm ơn tất cả cán bộ chiến sĩ công an đã trực tiếp gìn giữ sự bình an cho nhân dân chúng tôi. Nguyễn Thị B

Vui vẻ, gắn kết ngay khi ở nhà

Tạo ra những điều mới mẻ Bạn có thể tự mình tạo ra những cuộc thi nho nhỏ với chàng, như thi nhặt rau, phát cầu trúng đích hay thi tìm số, cờ ca rô... Trò chơi có thể cũ nhưng bạn hãy làm mới nó bằng những quy tắc mới do chính hai người đặt ra... Những điều mới mẻ luôn khiến chúng ta cảm thấy hứng thú. Chụp ảnh lưu niệm Những hình ảnh lưu niệm giản dị đời thường như lúc chuẩn bị nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa được ghi lại một cách tự nhiên chắc chắn sẽ khiến bạn thích thú khi xem lại. Bạn có thể không xinh lung linh, không mắt to môi đỏ nhưng đó mới chính là con người thật của bạn, dung dị, gần gũi. Cùng chơi game Hầu hết tất cả chàng trai đều thích chơi game, vì vậy hãy cùng chàng hòa vào những trò chơi đầy tính trí tuệ, hay mang tính thư giãn giải trí cao. Sự tranh luận, bản năng chiến thắng sẽ kéo bạn với chàng lại gần nhau hơn. Đôi khi những tranh cãi nho nhỏ lại khiến hai người hiểu rõ về đối phương. Ảnh minh họa:

Đứng ven đường, nữ sinh bị cướp cắt phăng mái tóc dài

Tại TPHCM, vừa xảy ra vụ “cướp” mái tóc dài của 3 nữ sinh. Đây là vụ việc chưa từng có khiến cả nạn nhân lẫn những người chứng kiến vụ việc hoàn toàn bất ngờ và hoang mang. Vụ “cướp” tóc này xảy ra trước cổng Trường THPT Nguyễn An Ninh, nằm trên đường Trần Nhân Tông, phường 2, quận 10, TPHCM. Người dân cho biết vụ cướp tóc xảy ra ngay trước cổng trường.  Ông Nguyễn Sỹ Dũng, bảo vệ Trường THPT Nguyễn An Ninh là người nhận tin báo vụ “cướp” tóc kể lại: Khoảng 19h30 tối 11/12, bảo vệ nhà trường có nhận được trình báo của 3 nữ sinh về việc bị “cướp” tóc. Theo đó khi tan buổi học, 3 nữ sinh từ lớp ra ngoài đang đứng trước cổng trường để chờ phụ huynh đến đón thì bất ngờ xuất hiện 2 đối tượng (nam thanh niên) đi cùng 1 xe gắn máy ép sát. Đối tượng ngồi sau nhảy xuống, dùng kéo khống chế rồi cắt phăng mái tóc dài quá lưng của một nữ sinh đứng gần. Gây án với nữ sinh đầu tiên xong, thấy thuận lợi, đối tượng “cướp” tóc tiếp tục uy hiếp cắt luôn mái tóc của 2 nữ sinh đang

Đang 'ân ái' chồng cũng… Seagame

Chồng bị hội chứng bóng đá Từ ngày chưa lấy nhau, cũng biết chồng mắc bệnh mê bóng đá, nhưng không ngờ, cái sự mê của chồng nó lại trầm trọng đến vậy. Lấy vợ, tưởng còn mải mê chuyện vợ con, rồi còn phải lo ‘trả bài’ thường xuyên, chồng sẽ giảm ham mê bóng đá, sức lực cũng giảm sút vì phải ‘phục vụ’ vợ. Nào ngờ, chồng còn mê mệt hơn nhiều. Cứ nói tới bóng đá là chồng sáng mắt ra, sáng nhìn được cả xuyên màn đêm luôn. Một ngày, chồng phải chơi tới 2 trận bóng, thậm chí cuối tuần, nếu rảnh rỗi, chồng chơi cả ba trận luôn. Có ai rủ thì cũng ham vui, cũng chạy ra sân đá. Nhiều lần tôi bảo chồng dở, vì đá bóng để khỏe, đá như chồng thì có mà phá sức, ốm vật ra đấy. Có lần đã hăng quá bị bong gân, cả tháng mới khỏi. Thế mà vừa khỏi xong cái thì lại nhanh nhanh chóng chóng và sân đá luôn. Chẳng may có chạy mạnh thì nó lại tái phát cho, biết làm thế nào. Ai đời đi đá mấy trận bóng một ngày, trong khi người ta chỉ nên đá một tuần vài 3 trận. Rồi ngày lấy nhau, chồng vẫn chứng nào tật ấy. Có trậ

Anh rể từng là người thứ 3 yêu tôi

Tôi không phải là cô gái đanh đá chua ngoa để chửi rủa một ai đó thậm tệ, chỉ là tính tôi rõ ràng, không thích thì không lằng nhằng, không nên lả lơi, câu kéo những người có  ý tìm hiểu mình. Anh rể tôi cũng là một trong những người si mê tôi mê mệt từ khi tôi còn là sinh viên đại học. Ngày đó, năm thứ 3 đại học, tôi đã có người yêu, là một chàng trai thành phố. Tôi  yêu anh không phải vì của cải hay gì cả, thậm chí anh rể còn có điều kiện hơn người đó. Cũng chính vì biết mình có điều kiện hơn người yêu tôi nên anh ấy quyết tâm chinh phục tôi bằng được, ngay cả khi biết tôi có bạn trai. Ngày đó, anh ấy săn đón tôi ghê lắm. Cứ đón đợi tôi ở cổng trường, tặng hoa tặng quà tôi. Quá nhiều lần tôi không nhận mà anh ấy cứ gan lỳ như vậy. Anh cố tình khiến cho người yêu tôi hiểu lầm. Có lần anh còn gằn giọng nói: “Tại sao em yêu hắn, anh có gì không bằng hắn. Anh giàu có hơn, địa vị hơn lại là một người ga lăng, thế mà em không ưng anh thì ưng ai?”. Nghe anh nói tôi thấy hài hài, vì bản thân

Vợ nhờ chồng giúp cô bạn thân có con

Cuộc đời đúng là chẳng biết thế nào, phải ở trong những hoàn cảnh nhất định thì mới có thể hiểu được… Nhiều bà vợ chỉ chăm chăm giữ chồng cho bằng được, chồng mà léng phéng với cô bạn thì khéo…cắt ngay cái ấy. Nhiều bà vợ mà biết chồng mình có con với người khác thì chắc chắn nổi giận xung thiên. Vợ tôi thì lại khác, lại nhờ chính chồng mình giúp cô bạn thân có một đứa con, mà lại cứ đòi theo cách thông thường chứ chẳng phải là thụ tinh nhân tạo, mà ở hoàn cảnh tôi thì mới có thể hiểu được cái sự nhờ giúp đỡ này. Vợ tôi có một cô bạn thân từ bé, vợ tôi 33 tuổi thì đã chơi với cô ấy được tròn cả 33 năm, gắn bó cả cuộc đời, gắn bó còn hơn cả tôi vì nhà cô ấy với nhà cô bạn là hàng xóm. Bố mẹ vợ tôi và bố mẹ cô bạn cũng là những người bạn thân thiết còn hơn cả anh em ruột thịt. Tình cảm của vợ tôi và cô bạn còn hơn cả tình chị em, từ lúc nhỏ, đến lúc đi học, cho đến lúc vào đại học, sau này ra trường. Cô bạn thân của vợ tôi còn là mẹ nuôi của con trai tôi. Từ ngày chúng tôi quen nhau, yêu

Mũ xinh ngày đông cho bé yêu

Đông tới rồi, các bà các mẹ sắm cho bé yêu nhà mình mũ xinh chưa ạ? Tham khảo tại đây những mẫu HOT cho đông năm nay nhé 1. Nón len bánh tiêu   Vào mùa đông, những chiếc khăn hay mũ len xinh xắn là cả sự ấm áp mà mẹ gửi gắm tới bé yêu của mình. Chiếc nón len bánh tiêu này sẽ là món quà bất ngờ dành tặng bé đấy!         Nón len bánh tiêu cho bé được làm từ chất liệu len cao cấp mềm mại, không xù lông, đảm bảo giữ ấm cho phần đầu nhạy cảm của bé. Với thiết kế ngộ nghĩnh và nhiều màu sắc xinh xắn, bé yêu của bạn sẽ trở nên tươi xinh và đáng yêu với chiếc nón len bánh tiêu này.   2. Mũ len hình thú   Mũ len với những sợi len mềm mại, không bị xù lông, co giãn tốt, không gây kích ứng làn da nhạy cảm của bé, bé sẽ cảm thấy vô cùng dễ chịu vì bề mặt len được dệt thoáng, không gây bức bí.          - Mũ len đáng yêu cho bé với kiểu dáng xinh xắn, dễ thương-       Với nhiều màu sắc, kiểu dáng dễ thương cho bé  -   Mua mũ hình thú xinh cho bé tại đây nhé >> http://bit.ly/mu_xinh_xin

3 cách làm hoa giấy lung linh tặng thầy cô ngày 20/11

Đảm bảo những bông hoa tặng thầy cô đẹp lung linh luôn nhé! Hoa giấy là một trong những món quà handmade tặng thầy cô ngày 20.11 cực kì ý nghĩa đấy!   1 Làm hoa giấy cực đẹp tặng thầy cô từ khuôn giấy cupcake Cách này là đơn giản nhất nè! Các bạn chỉ cần mua khuôn giấy cupcake rồi lồng ghép lại thành các lớp hoa là xong. Khuôn này có bán ở các cửa hàng bán đồ làm bánh các bạn nhé! 2 Làm hoa hồng từ giấy tặng thầy cô nhân ngày 20/11 Để làm bông hoa hồng, các bạn chỉ cần cắt dải giấy dài, gập mép tam giác chéo 2 lần ở 1 đầu rồi cứ thế vừa quấn vừa gập vào để tạo thành hình bông hoa hồng. Chúng mình có thêm xem cách làm chi tiết ở hình phía bên dưới nhé! 3 Hoa giấy dài cực đẹp tặng thầy cô Để làm kiểu hoa giấy này, các bạn dùng 1 tấm giấy chừng 3x10cm. Cắt tua rua tấm giấy rồi dùng lưỡi kéo vuốt cong những tua rua giấy đó. Tiếp đến, mình quấn tấm giấy vừa cắt vào cành hoa rồi dán thêm lá nữa là xong. Chúc các bạn thực hiện thành công để dành tặng thầy cô những món quà handmade

Phận người Việt ở vành đai bão

“Bây giờ thì lại mất sạch, trắng tay rồi! Không biết có gượng dậy nổi sau cơn bão khủng khiếp này nữa hay không?” - anh Huỳnh Sang, người đàn ông trung niên mà chúng tôi gặp trên đống đổ nát của thành phố Ormoc, thở dài tâm sự. Rời quê nhà Tuy Hòa, Phú Yên, ngư dân một thời Huỳnh Sang tìm đến Philippines mong tìm cơ hội đổi đời. Giấc mơ đổi đời... xa quá! Để qua được đất nước bên kia bờ biển Việt Nam, anh phải chạy vạy vay mượn mấy lượng vàng để mua vé xuất cảnh theo đường du lịch. Đến Manila, anh theo chỉ dẫn của bạn bè xuống thành phố biển du lịch Tacloban ở miền trung cách xa gần 1.000km để mưu sinh bằng nghề bán dạo giày dép, quần áo. Chị Trần Thị Thanh Lan trong căn nhà trọ chưa tới 6m2 ở gần chợ Carbon - Ảnh: Thanh Tuấn Cách bán dạo ở xứ người này khác hẳn với kiểu hàng rong ở Việt Nam. Người bán dạo chỉ có thể bán được khi cho người mua trả góp dù món hàng là bộ quần áo hay đôi giày rẻ tiền. Hầu hết bạn bè đồng hương của anh Sang đề

‘Thi thể chị Huyền có thể không nằm dưới sông Hồng’

Sau gần một tháng, gia đình vẫn chưa tìm kiếm được thi thể chị Huyềntrên sông Hồng. Tôi nghĩ chúng ta cần phải dựng lại hiện trường vụ án này ở thời điểm sau khi xảy ra sự việc nạn nhân tử vong. Tại sao tôi lại nói vậy, vì người chịu trách nhiệm chính trong vụ án này là bác sĩ Tường và chắc chắn bác sĩ Tường đã có những tính toán đến các phương án xử lý như: điện thoại thông báo cho người thân (vợ) nhằm chia sẻ nỗi lo toan và tìm ý kiến giúp đỡ… Phương án thứ nhất: Bác sĩ Tường đưa nạn nhân đi cấp cứu. Trường hợp này tôi cho là khó xảy ra vì bác sĩ Tường thừa có kinh nghiệm biết các dấu hiệu nạn nhân tử vong. Trường hợp hai: Tìm cách phi tang. Đối với trường hợp này thì chắc chắn sẽ có nhiều người trong vụ việc sẽ tham gia góp ý? Tuy nhiên trong trường hợp này sẽ không có ai đưa ra những ý kiến vô nhân tính, mà chỉ là những lời khuyên chung chung vô hại cho bản thân. Tôi nghĩ lúc này trong đầu bác sĩ Tường đã nghĩ đến việc phi tang nên tìm mọi thủ đoạn

Muốn trồng cây khoẻ phải có công cụ tốt

Tôi thấy đắng lòng khi đọc được tin những tai nạn thương tâm của ngành giáo dục thời gian gần đây, nhất là kế cận ngày Nhà giáo Việt Nam. Vụ hai cô giáo bị nước cuốn trên đường đi dạy tại thôn 10, xã Đông, huyện Kbang, Gia Lai ngày 15/11 vừa qua thật đau lòng. Trong lúc vượt ngầm tràn qua suối Tà Nang để sang một xã khác đi dạy, hai cô giáo trẻ bất ngờ bị lũ quét tràn về cuốn trôi. Lực lượng cứu hộ đã tìm được xác một cô, cô còn lại bị mất tích. Trước đó hai tháng, ngày 4/9, nhiều giáo viên đã tử nạn ngay trong ngôi nhà của mình nằm ven đường chính chạy qua Bản Khoang, Lào Cai. Nguyên nhân được cho là do vỡ túi nước ở độ chênh cao hơn 400m, tạo nên động năng rất lớn, cuốn trôi mọi thứ xuống phía hạ lưu. Sự khắc nghiệt của thiên nhiên gây ra những tai nạn quá đau lòng. Tôi được biết những giáo viên ở vùng sâu, vùng xa... nhất là những giáo viên cắm bản đều là những giáo viên nghèo khổ. Xét về điều kiện sống, sinh hoạt, làm việc và thụ hưởng các quyền vă

20/11: Chuyện cái phong bì và lọ chanh đào

Tính tôi vốn nhát, hay sợ người lớn tuổi, nhất là thầy giáo thì càng sợ hơn. Nên với tôi, chuyện đến nhà thầy như một áp lực lớn, một việc làm quá khó khăn mà nếu trải qua việc ấy, tôi sẽ thấy nhẹ hẳn người, giống như đã làm được việc trọng đại vậy. Ngày đó, tôi có nhờ thầy hướng dẫn cho một đề tài nghiên cứu, vì đề tài đã hoàn thành xong và muốn được bảo vệ sớm nên tôi tới nhờ vả thầy, nói khéo với thầy. Hôm ấy, cũng vào giáp ngày 20/11, tôi đã chọn đúng ngày để đến thăm thầy. Tôi run run bàn tay đưa cho thầy cuốn tài liệu mà tôi đã hoàn thành. Chỉ sợ thầy đọc không như ý, thầy sẽ quát mắng và không cho tôi cơ hội nên tôi sợ lắm. Nhìn mặt thầy nhăn nhó, tôi sợ quá, thầy bảo tôi, ‘làm ăn thế này mà được à, ẩu quá, sơ sài, về làm lại cho tôi’. Rồi thầy chỉ cho tôi tất cả những chỗ chưa được, những câu chưa hay, những cách diễn đạt còn sai. Thầy vừa nói, vừa ho, ho sù sụ nhưng thầy vẫn cố nói. Có vẻ như thầy đang ốm nhưng vẫn cố chỉ cho tôi. Nhớ ơn thầy cô với lòng kính trọng vô bờ bến (

7 dấu hiệu chồng bạn muốn chấm dứt hôn nhân

1. Lờ tịt vấn đề Một trong những dấu hiệu nửa kia muốn li hôn đó là anh ấy thậm chí không muốn thảo luận hay trao đổi với bạn về những vấn đề tồn đọng trong cuộc hôn nhân của hai người. Nếu anh ấy cho rằng cuộc hôn nhân đã đi đến hồi kết thì tranh cãi chả có nghĩa lí gì. Anh ấy không muốn hòa giải các vấn đề và mâu thuẫn với bạn bởi không nhìn thấy tương lai của mối quan hệ này. Ảnh minh họa 2. Anh ấy luôn bận rộn Nếu gần đây anh ấy tỏ ra thường xuyên bận rộn với các hoạt động khác hoặc làm thêm giờ tại công ty, đó có thể là cách anh ấy né tránh trở về nhà và tiếp xúc với bạn. Khi cảm thấy mối quan hệ trở nên nhàm chán, anh ấy sẽ dành thời gian để làm việc khác hoặc với người khác thay vì bạn. Và bạn thường không hiểu anh ấy đang làm gì ở đâu. 3. Chăm chút cho ngoại hình Nếu anh ấy đang cố gắng thay đổi ngoại hình và chăm chút cho bản thân hơn, đó có thể là dấu hiệu anh ấy đang chuẩn bị cho cuộc sống độc thân. Có thể anh ấy nghĩ rằng khi mình độc thân, nghĩa là có quyền gặp gỡ người kh

Chuyện ở một UBND xã làm việc "chẳng giống ai"

Ngày 6/11, nhóm PV chúng tôi chạy xe máy gần 200km đường núi cao hiểm trở, dưới tiết trời mưa gió, trong hơn 6 tiếng đồng hồ để vào xã vùng cao Măng Ri tìm hiểu về lễ hội Mừng lúa mới của người Xê Đăng, lễ hội Đâm trâu khi Tết đang đến gần, phong tục bắt chồng của người địa phương, chương trình khôi phục và phát triển loại sâm dây lớn nhất Tây Nguyên tại xã này. Dù mưa gió nhưng do nơi đây đang vào mùa thu hoạch lúa nên nhà nhà đều đóng cửa lên rẫy đi làm. Không gặp được người dân, PV Dân trí cùng các đồng nghiệp vào trụ sở UBND xã Măng Ri để đăng kí làm việc. Tuy nhiên, đã hơn 13h chiều nhưng cả UBND xã đều khóa cửa. Thấy phòng Kế Toán không khóa cửa ngoài, chúng tôi gõ cửa. Vài phút sau, 1 phụ nữ (sau đó chúng tôi biết được là chị Nguyễn Thị Hiền) trong trang phục... đồ ngủ ra mở cửa. Chị này cho biết, cả xã đã ra ngoài huyện để tham gia Đại hội thể dục thể thao, Chủ tịch xã phải là người dẫn đoàn đi. Chúng tôi thắc mắc tại sao không có người trực? chị này không trả lời mà đóng cửa

'Giáo viên nhận phong bì tối về dằn vặt, rơi nước mắt'

Sau khi đọc bài viết 20/11 tôi không được sinh viên tặng hoa , tôi đã suy nghĩ rất nhiều về vấn nạn "phong bì" ngày nay. Xưa, quân tướng thắng trận trở về, vua ban lụa vàng, nhân dân trăm họ xếp hàng đợi nhận lễ. Việc ban thưởng cho người có công thời đó chẳng có gì trái đạo lý cả. Nay, người ta cũng học theo, nhưng tiếc là học không nổi. Xưa tiền nhân ban thưởng sau khi hoàn thành nhiệm vụ còn trước khi ra trận chỉ có chén rượu đào tiễn biệt. Nhưng tự bao giờ, người ta sinh ra cái thói "thưởng trước", lại có cả câu "đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn", thế thì ai mà không khôn cho được. Ai cũng muốn khôn, thành ra dại cả. Tôi cho rằng nên thưởng sau, bởi như vậy người ta mới cố làm tốt để được thưởng, thậm chí thưởng hậu. Thưởng trước, người ta vẫn làm, vẫn có trách nhiệm nhưng làm sao được như thưởng sau. Tôi nghĩ đã ăn no, chẳng ai muốn đứng dậy đi làm nữa. Con người sinh ra ai cũng có lòng tự trọng, chẳng qua do thấy tự

'Tại sao người Việt phải Tây hoá để thi hoa hậu thế giới'

Ý kiến trên của facebooker Dinh Vu Vo nhận được vô số ủng hộ, lượt like của cư dân mạng khi anh phản bác lại chia sẻ của Hà Anh.  Mới đây trên trang cá nhân của mình, siêu mẫu Hà Anh đã đăng tải một bài chia sẻ về kinh nghiệm tham gia các cuộc thi sắc đẹp quốc tế. Hà Anh cho rằng những hoa hậu được “chọn mặt gửi vàng” tham dự Miss World hay Miss Universe vẫn chưa thật sự xuất sắc về khuôn mặt, hình thể, ngoại ngữ… Bởi vậy những thất bại gần đây của Việt Nam không phải là do ban tổ chức xử ép hay những yếu tố ngoài lề. Hà Anh khẳng định Việt Nam muốn tiến sâu hơn ở đấu trường sắc đẹp thì phải chuyên nghiệp từ khâu tuyển chọn và thậm chí có thể cho phép… phẫu thuật thẩm mỹ để có số đo đẹp hơn, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. “Biết cái đặc biệt, điểm mạnh của mình và lòng tự tôn, tự hào dân tộc là tốt, nhưng hãy đừng để nó làm lu mờ các chuẩn mực, yêu cầu và tiêu chí của một cuộc thi mang tính toàn cầu. Nếu làm món nem rán thì Việt Nam là số một, nhưng đừng

Cùng em cố gắng, chồng nhé!

Em không biết có vợ chồng nào giống vợ chồng mình không? Lâu rồi em ngại nói chuyện, bàn bạc, tâm sự với anh, có lẽ anh cũng vậy. Mỗi khi mình nói chuyện gì với nhau không bao giờ đi đến hồi kết, bao giờ câu chuyện cũng bị ngắt quãng giữa chừng bởi những bực dọc, khó chịu từ hai phía. Các lý do có lẽ chỉ từ em (theo suy nghĩ của anh), cụm từ người bạn đời đối với mình quá xa xỉ phải không? Phải chăng mình chỉ kết hợp lại để nuôi con, để có chỗ cùng ăn cùng ở đỡ tốn kém? Có chăng trong thâm tâm mình chỉ còn nghĩa vụ, trách nhiệm với nhau còn tình yêu đôi lứa, sự lãng mạn, trân trọng nhau đã không còn tồn tại. Suy nghĩ của em đơn giản lắm, chỉ cần vợ chồng thật sự vui khỏe, dành nhiều thời gian cho nhau và cho con. Tiền bạc cũng cần nhưng tương đối đủ là được. “Đời cua cua máy, đời cáy cáy đào”, chồng lúc nào cũng nặng nề việc phải thừa kế lại cho con cái gì đó (tài sản, cơ ngơi), phải tích cóp nhiều hơn sức của mình như vậy rất khổ tâm, lo toan, tính toán. Khi mình như vậy có phải

Gia đình mẹ góa, con côi mong chờ bản án công tâm của Tòa án Từ Sơn

Như thông tin báo Dân trí đã đưa trong nhiều bài viết, bà Lê Thị Thường, sinh năm 1971, trú tại khu phố Chùa Dận, phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh phản ánh: UBND thị xã Từ Sơn thực hiện thu hồi nhà đất của công dân sai quy định; Áp dụng mức hỗ trợ bồi thường không phù hợp thực tế, xâm hại quyền và lợi ích hợp của công dân. Sau khi nhận được các Quyết định thu hồi (251/QĐ - UBND) và Quyết định bồi thường, hỗ trợ (521/QĐ - UBND), bà Lê Thị Thường đã nhiều lần gửi đơn đến UBND thị xã Từ Sơn, Hội đồng GPMB thị xã Từ Sơn nhưng chưa nhận được câu trả lời thấu tình đạt lý từ các cơ quan chức năng.   Bà Lê Thị Thường trao đổi với phóng viên tại tòa soạn báo Dân trí Ngoài việc khiếu nại Quyết định thu hồi đất số 251/QĐ - UBND, Quyết định bồi thường hỗ trợ số 521/QĐ - UBND. Bà Lê Thị Thường còn khiếu nại việc gia đình bà bị thu hồi hơn 100m 2 , tương đương 1/3 diện tích đất đang sử dụng phục vụ dự án đường tỉnh lộ 295 nhưng chưa được nhận chế độ bồi thường, đền bù, tái địn

Cộng đồng đồng tính xôn xao vì tin được phép cưới

Theo điều 8 nghị định 87 năm 2001, kết hôn giữa những người cùng giới tính là hành vi vi phạm, bị xử phạt hành chính từ 100.000 đến 500.000 đồng. Tuy nhiên, Nghị định số 110 (bắt đầu có hiệu lực từ 12/11/2013) lại không đề cập gì đến việc xử phạt hành chính đối với hành vi kết hôn hay cưới của người đồng tính. Sau khi biết thông tin này, cộng đồng LGBT (đồng tính, song tính, chuyển giới) bày tỏ niềm phấn khởi và cho rằng sự thay đổi trong quy định mới là kết quả của quá trình vận động kêu gọi ủng hộ hôn nhân đồng tính ở Việt Nam trong những năm qua. "Có thật người đồng tính được cưới nhau không hả bà con? Vậy thì tụi mình phải làm đám cưới ngay mới được", thành viên Trung Dung bình luận trên một diễn đàn dành cho người đồng tính. Chị Thúy (26 tuổi), một đồng tính nữ ở TP HCM cho rằng "mình có quyền làm những gì pháp luật không cấm" nên chị đã lên kế hoạch tổ chức đám cưới với người yêu vào cuối năm nay. "Vì pháp luật chưa cho phép nên mình sẽ không đăng ký

Lời yêu thương muộn màng con chưa kịp nói

Chưa bao giờ trong đời con được gọi hai tiếng "mẹ ơi", vì khi vừa lọt lòng, mẹ đã trở thành thiên thần. Mẹ bị nhiễm trùng máu nặng khi phải mổ ruột thừa lúc mang thai con. Bác sĩ chỉ giữ được mạng sống cho con nhưng mẹ đã ra đi vĩnh viễn. Từ lúc mất mẹ ba không còn tâm trí để sống, nhưng nhìn thấy đứa con còn đỏ hỏn đã mồ côi mẹ, ba nuốt nước mắt, nuốt cay đắng sống để nuôi con. Ngày qua ngày, ba sưởi ấm cho con bằng chính hơi ấm của mình. Nhưng rồi trời cũng thương cha con mình, con lớn lên mỗi ngày trong sự mong đợi của ba. Nội bảo, lần đầu tiên con bước đi và bập bẹ nói tiếng “Ba”, ba đã hét lên vì sung sướng, nước mắt chảy dài, những giọt nước mắt hạnh phúc lăn trên đôi gò má chai sạm vì sương gió. Rồi ba làm lụng vất vả, ai kêu gì ba làm nấy, không quản cả việc thấp hèn để nuôi con. Miền Trung quê mình nắng gió, lam lũ như chính hình ảnh của ba. Hết mùa gió Lào làm khô héo những con người lam lũ, lại đến mùa bão về, lũ đến càng thấy thương hơn. Mái nhà tranh xiêu v